Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Kết quả thử nghiệm mẫu thép mạ kẽm và kiểm tra mối hàn góc cửa nhựa lõi thép uPVC theo TVN 7451/2004

 Các lĩnh vực thử nghiệm của QUATEST  đã được công nhận theo ISO/IEC 17025:2005.
Các phòng thử nghiệm của QUATEST 1,2,3  đều được Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) Bộ khoa học và công nghệ  đánh giá và công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005. 
Sản phẩm nào cần được thử nghiệm.
Các sản phẩm được thử nghiệm tùy theo yêu cầu của khách hàng, do khách hàng tự nguyện đem đến hoặc theo sự chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Các lợi ích từ việc thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá công nhận, QUATEST  có thể cung cấp dịch vụ thử nghiệm với lĩnh vực thử nghiệm đa dạng, đầy đủ các chỉ tiêu chính của sản phẩm. Kết quả thử nghiệm có độ tin cậy cao, được nhiều tổ chức trong và ngoài nước thừa nhận.
Các tiêu chuẩn có liên quan đến thử nghiệm.
Bất cứ tiêu chuẩn nào được phát hành như: tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); tiêu chuẩn nước ngoài (ASTM, ASME, API, AOAC, APHA, AOCS, AASHTO, AWS, BS, BP, AS, CIPAC, JIS); tiêu chuẩn quốc tế và khu vực (ISO, IEC, FAO, WHO, CODEX, EN . . .) hoặc theo yêu cầu của yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc do chính khách hàng đề xuất.
Có thể sử dụng kết quả thử nghiệm vào mục đích gì .
Kết quả thử nghiệm có thể được sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau như: Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu; Giám định/Thẩm định kỹ thuật phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước chức năng như Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, quản lý môi trường ...; Nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm và hàng hóa; Giám sát các công trình xây dựng; Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn đang áp dụng; Kiểm tra đối chiếu lại với kết quả thử nghiệm tại Đơn vị; Kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu trong hồ sơ nhập khẩu của người bán hoặc nhà sản xuất; Cung cấp kết quả cho việc chứng nhận hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam …



Kết quả thử nghiệm kiểm tra mẫu thép INOX và mẫu thép mạ kẽm cho các hạng mục công trình.

  • Thử nghiệm các chỉ tiêu về cơ tính và thành phần hóa cho các sản phẩm và vật liệu kim loại.
    • Thử kéo, thử uốn, thử nén, độ cứng.
    • Thử va đập, đâm xuyên, thử mỏi. 
    • Thành phần hóa học của kim loại.
    • Mác kim loại.
    • Đặc tính công nghệ của vật liệu.
    • Phương pháp thử nghiệm 
    • TCVN, ASTM, ISO, JIS, BS, AWS, ASME, API,… 
    • Thiết bị chính
      • Máy thử vạn năng (150 kN, 500 kN, 1200 kN)
      • Máy thử va đập Charpy, Izod, máy thử độ cứng các loại
      • Máy đo chiều dài vạn năng, kính hiển vi công cụ, kính hiển vi kim tương
      • Thiết bị chụp ảnh phóng xạ tia X, tia gamma
      • Máy dò khuyết tật bằng siêu âm, thử từ, thẩm thấu chất lỏng
      • Máy quang phổ phát xạ
      • Máy phân tích carbon, lưu huỳnh


 

Kết quả thử nghiệm kiểm tra chất lượng thanh nhựa dùng làm cửa nhựa lõi thép uPVC.

  • Thử nghiệm đồ chơi trẻ em, bao bì thực phẩm
  • Thử nghiệm các sản phẩm cao su
  • Thử nghiệm giấy và các sản phẩm từ giấy
  • Thử nghiệm nhựa và các sản phẩm từ nhựa
  • Thử nghiệm sơn và chất phủ
  • Thử nghiệm vải, sợi, quần áo, giày, da
Phương pháp thử nghiệm
TCVN, EN, ASTM, ISO, JIS, BS, BS EN, KS,...

Thiết bị chính



  • Máy thử vạn năng
  • Máy quang phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourrier
        FTIR
  • Máy thử lão hóa thời tiết nhân tạo
  • Máy thử bền màu bằng đèn xenon  
  • Máy thử bền màu bằng đèn thủy ngân cao áp
  • Máy thử nhiệt độ hóa mềm Vicat



  • Thiết bị thử nghiệm về giấy
  • Thiết bị thử nghiệm về cao su
  • Thiết bị thử nghiệm về sơn
  • Thiết bị thử nghiệm về vải sợi
  • Thiết bị thử nghiệm bao bì
  • Máy thử áp lực nước cho ống nhựa
  • Máy thử va đập ống nhựa.





  • Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

    Giấy chứng nhận sản xuất cửa nhựa uPVC phù hợp theo TCVN 7451 và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001/2008

    Là tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) thực hiện việc chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hoặc quy chuẩn kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực: điện - điện tử, cơ khí, hóa chất, xây dựng, hàng tiêu dùng, dầu, khí, thực phẩm, rau an toàn sản xuất theo quy trình Việt GAP...
    Hoạt động chứng nhận sản phẩm của  được công nhận phù hợp với chuẩn mực quốc tế ISO/IEC 17065. 
    Dấu chứng nhận của  xác nhận sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu, tham gia đấu thầu, đưa sản phẩm ra thị trường đồng thời là dấu hiệu giúp người tiêu dùng lựa chọn khi mua sản phẩm.
    Chứng nhận sản phẩm là gì .
    Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba). 
    Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào.
    Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngòai ( BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… 
    Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa.
    -    Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
    -    Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
    Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì .
    -    Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
    -    Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;
    -    Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
    Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận.
    Đối với nhà sản xuất:
        Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà hoạt động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.

    Đối với người tiêu dùng:

        Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

    Đối với Cơ quan quản lý: 

        Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
     Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc.
    Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.
    Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn.
    -    Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
    -    Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;
    -    Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
    Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận.
    Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. Mẫu Dấu chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của 
    Quy trình chứng nhận sản phẩm.
    Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
    a)    Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
    b)    Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
    c)    Đánh giá chính thức, bao gồm:

    • Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
    • Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
    d)    Báo cáo đánh giá;
    e)    Cấp Giấy chứng nhận;
    f)     Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 6 tháng/ 1 lần).
    Thời hạn của giấy chứng nhận sản phẩm.
    Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.
    Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm.
    Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.




    Kết quả thử nghiệm kiểm tra mẫu thép mạ kẽm dùng cho cửa nhựa uPVC



    Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

    Kết quả thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm thanh nhôm sơn tĩnh điện theo TCVN 5839 - 5841/1994



    Giấy chứng nhận giám định thép tấm nhập khẩu

    Hoạt động giám định, thẩm định kỹ thuật sản phẩm, hàng  hóa  được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17020.  
    Cung cấp các dịch vụ giám định sự phù hợp theo yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của hợp đồng do các bên thỏa thuận hoặc dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với các hàng hóa tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hoặc nhập khẩu.


    Kết quả thử nghiệm kiểm tra nước uống tinh khiết và hàm lượng khí CO2 có trong chai nước khoáng có ga.


    Năng lực kỹ thuật chính
    • Thử nghiệm nước (nước uống, nước sinh hoạt, nước ngầm)
    • Thử nghiệm chất thải rắn, lỏng, khí 
    • Thử nghiệm các loại khí tinh khiết 
    • Thử nghiệm dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm
    • Xác định hoạt độ phóng xạ trong các loại nông sản, thực phẩm, nước
    • Phân tích các loại mẫu phục vụ cho đánh giá về môi trường…
    Phương pháp thử nghiệm
    TCVN, APHA, FDA, FAO, DIN, AOAC,…
    Thiết bị chính
    • Máy quang phổ tử ngoại-khả kiến (UV-Vis)
    • Máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS)
    • Máy quang phổ phát xạ plasma(ICP-OES)
    • Máy sắc ký khí (GC)  
    • Máy sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS, ECD)
    • Máy sắc ký khí ghép khối phổ với kỹ thuật thời gian bay (GC/MS-TOF)
    • Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
    • Máy đo hoạt độ phóng xạ alpha, beta
    • Các thiết bị thử nghiệm nước (BOD, độ dẫn điện, pH, độ đục, Jar test…).

           


    Kiểm tra chất lượng cửa nhựa lõi thép uPVC theo phù hợp theo TCVN 7451/2004